Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Vì sao bé ti mẹ còn khóc

Nhiều mẹ thấy cực kì lo lắng khi cho bé ti mà bé vẫn cứ khóc, sinh con người mệt mỏi đã rất vất vả rồi mà con vừa khóc vừa ti làm mẹ mất nhiều thời gian và sức khỏe, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây nhé

vi-sao-be-ti-me-ma-van-khoc

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mà còn giúp thắt chặt mối quan hệ giữa mẹ và bé. Tuy nhiên, công việc này có thể trở thành ác mộng nếu bạn nhìn thấy bé khóc khi bú mẹ. Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm nguyên nhân vì sao bé khóc nhé.

Manh mối giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ
Các manh mối sau có thể giúp bạn xác định nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ:


1. Bé nhà bạn được bao nhiêu tháng?
Bé khóc khi bú mẹ có thể là do bé đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt. Trẻ sơ sinh thường trải qua những giai đoạn tăng trưởng khác nhau ở những khoảng thời gian khác nhau. Một số bé có thể bắt đầu sớm, trong vòng 7 – 10 ngày sau khi sinh, một số khác là 2 – 3  tuần, 4 – 6 tuần, 3 tháng, 4 tháng hoặc 6 tháng tuổi…

2. Bé có bị phân tâm bởi những điều mới lạ không?
Trẻ nhỏ thường phát triển rất nhanh và điều này có thể dẫn đến nhiều thay đổi về mặt hành vi. Bé có thể bị phân tâm bởi các kỹ năng mới có liên quan đến thói quen bú mẹ.

3. Khi nào bé khóc?
Để biết chính xác nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ, bạn cần phải chú ý đến những lần cho bé bú và thời gian cho bé bú.

Nếu bé hay quấy khóc khi bú, điều này có thể là do sữa chảy ra quá chậm hoặc quá nhiều. Bé khóc sau khi bú có thể là do bé bị đầy hơi và muốn ợ hơi.
Nếu bạn để ý thấy bé khóc nhiều vào buổi sáng, điều này có thể là do sữa chảy quá nhiều khiến bé không thể bú hết được. Nếu bé khóc khi bú đêm, đó có thể là do chế độ ăn của mẹ hoặc do thức ăn mà mẹ ăn ban ngày. Bạn có thể hạn chế dùng các loại thực phẩm mà bạn nghi ngờ khiến bé khó chịu, chẳng hạn như thực phẩm chứa caffeine (chocolate, trà, cà phê), món ăn chứa nhiều gia vị, tỏi, hành tây…
4. Bé khóc khi bú một bên ngực nào đó hay cả hai bên ngực?
Nếu bé khóc khi được cho bú một bên ngực nào đó thì có thể là do bên ngực đó sữa chảy quá nhiều hoặc quá ít.

5. Bé có đang gặp phải các vấn đề nào khác không?
Ngoài những vấn đề nêu trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến bé khó chịu khi bú mẹ. Đó có thể là do bé bị bệnh, bé mọc răng…

Bé khóc có thể do một vấn đề hoặc nhiều vấn đề kết hợp với nhau. Bé vẫn chưa thể nói được. Vì vậy, việc quan sát các triệu chứng để xác định nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ là một điều rất quan trọng.

Tại sao bé khóc khi bú mẹ?
Tại sao bé khóc khi bú mẹ

Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể giúp bạn dễ dàng xác định nguyên nhân khiến bé khóc khi bú mẹ:

• Sữa tiết ra quá nhanh hoặc quá chậm
Đây là lý do phổ biến nhất khiến bé cảm thấy khó chịu khi bú mẹ. Sữa tiết ra quá nhanh hoặc quá chậm đều có thể kích thích và khiến bé khóc. Nếu bạn thấy bé ho hoặc sặc khi bú, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sữa tiết ra quá nhanh. Mặt khác, nếu bé nhả ti mẹ, cong lưng và tựa vào ngực, điều này có nghĩa là sữa tiết ra quá chậm.

• Bé muốn ợ hơi
Bé khóc khi bú mẹ có thể là do bé muốn ợ hoặc xì hơi. Khi chuyển bé từ vú này sang vú khác, bạn có thể đặt bé lên vai và xoa lưng nhẹ nhàng cho bé. Những bé từ bốn tháng tuổi trở lên có thể tự mình ợ hơi.

• Bé bị phân tâm
Trẻ sơ sinh từ ba tháng tuổi trở lên thường rất chú ý đến môi trường xung quanh và dễ bị phân tâm. Nếu khi bú, nghe thấy tiếng ồn lớn từ phòng khác, bé có thể trở nên tò mò. Việc bạn cố gắng cho bé bú tiếp có thể khiến bé khó chịu.

• Bé đang mọc răng
Một số bé thường quấy khóc nhiều hơn khi bú trong giai đoạn mọc răng. Nguyên nhân là do trong thời gian này, nướu răng của bé bị đau và hành động mút vú mẹ có thể khiến bé khó chịu.

• Bé bị căng thẳng
Bé rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được khi thấy mẹ hoặc người chăm sóc đang căng thẳng. Điều này có thể ảnh hưởng đến bé, khiến bé khóc khi bú.

• Bé học được điều mới
Trẻ sơ sinh phát triển liên tục và đôi khi những thay đổi về thể chất hoặc tình cảm có thể khiến bé khó chịu. Hoạt động não bộ tăng lên có thể cản trở thói quen bú của bé.

• Bé không muốn bú
Đôi khi bạn sẽ thấy bé nhả ti mẹ ngay khi bạn bắt đầu cho bé bú hoặc bé không chịu bú. Điều này có thể là do bé không thấy đói và không muốn bú mẹ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên dỗ bé nín và không nên ép bé bú.

Xem thêm: https://chuchubaby.vn/